Tô Chủ tịch “vung gươm” Ciputra vào ông già đang thoi thóp. Ông già tắt hay gươm gãy?

Tại kỳ họp thứ 17 của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội, vừa diễn ra ngày 3/7, việc sai phạm tại dự án Ciputra cách đây 20 năm đã bị xới lại. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, lãnh đạo Sở đã bị kiểm điểm về việc này.

Báo chí nhà nước cho biết, theo Đại biểu Vũ Ngọc Anh, Bộ Kế hoạch Đầu tư đã có Công văn 8601 gửi Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, từ ngày 29/11/2022. Tuy nhiên, suốt gần 2 năm, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cùng với Sở Kế hoạch Đầu tư vẫn luôn muốn ém vụ này chìm xuồng.

Dự án Ciputra được xác định là đã làm cho nhà nước thất thoát 3.000 tỷ, vào thời điểm cách đây 20 năm. Đây là một con số rất lớn. Dự án này gắn với “vết chàm” của Tổng Trọng, thời còn làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Ciputra với ông Nguyễn Phú Trọng, được ví như Thủ Thiêm với Lê Thanh Hải vậy.

Theo ý kiến của một số người thạo tin, Bộ Kế hoạch Đầu tư muốn xới lại vụ Ciputra vào năm 2022, là theo chỉ đạo của ông Phạm Minh Chính.

Lúc đó, ông Chính đang gặp sóng gió chung với ông Nguyễn Xuân Phúc, về trách nhiệm người đứng đầu trong các đại án chuyến bay giải cứu và Việt Á. Đấy được cho là đòn đánh trả của ông Thủ tướng, nhắm vào ông Tổng Bí thư, ngụ ý rằng “nếu ông đánh tôi tôi sẽ khui hầm phốt nhà ông”. Thực tế là, giờ đây, Nguyễn Xuân Phúc đã gục ngã, mà ông Phạm Minh Chính thì vẫn bình an.

Đấy là dấu hiệu của sự thỏa hiệp, cả 2 bên đều lui binh, ông Chính không ngã ngựa mà vết chàm của ông Tổng cũng được đậy lại.

Lúc này, bỗng nhiên vụ Ciputra lại bị khui ra, khiến dư luận đặt câu hỏi rằng, liệu đây có phải là đòn đánh của ai đó, nhắm vào ông Nguyễn Phú Trọng hay không?

Những kiểu “khui nắp hầm phốt” như thế này, vẫn luôn là dấu hiệu của những trận chiến giữa các phe phái. Người bị đánh, rõ ràng là ông Tổng Bí thư, nhưng người đánh là ai thì vẫn là ẩn số. Dùng phương pháp loại trừ, thì thấy, đây có lẽ là ông Chủ tịch nước ra tay.

Hiện nay, Tô Lâm vẫn đang bắt tay với Phạm Minh Chính. Chỉ đạo cấp bộ thúc ép xuống chính quyền Hà Nội, không ai khác, chỉ có thể là ông Thủ tướng. Xét về động lực, ông Thủ tướng không có nhu cầu hạ ông Tổng, vì nếu có hạ, thì người khác hưởng chứ không phải ông hưởng.

Như vậy, rất có thể, ông Chủ tịch nước đã nhờ tay ông Thủ tướng để xới lại vụ án Ciputra này. Cả một rừng tiêu cực đang chờ khui nắp, mà người bị mất uy tín không ai khác chính là đương kim Tổng Bí thư.

Hiện nay, Tô Lâm đã chiến thắng hầu hết các trở ngại, chỉ còn cách vạch đích một “hơi thở” của Tổng Trọng. Ngày nào ông Tổng còn sống, thì ngày đó, Tô Lâm vẫn chưa an tâm. Bởi thời gian càng dài thì càng tạo cơ hội cho những kẻ đa mưu túc kế, giỏi đánh úp, và đang “giả vờ” bắt tay với ông. Cần phải đẩy ông Tổng rời khỏi ghế, để tránh “đêm dài lắm mộng”.

Tô Lâm thì đang rất vội, mà ông Tổng thì cứ giữ hơi tàn thoi thóp, thở hoài không chịu tắt. Khả năng cao, ông Tổng sẽ phải dốc hết hơi tàn, sống mái một trận với đồ đệ cũ, để bảo vệ danh dự cuối cùng trên ngai vàng.

Xem ra, những ngày tháng cuối đời của Tổng Trọng không được an ổn. Tô Lâm đang như con thú dữ, sẽ làm mọi cách để đạt được mục đích. Còn ông Tổng thì là một “bố già” từng trải, dù sức tàn lực yếu, nhưng cũng không dễ đầu hàng. Người của ông Tổng trong Ban Bí thư chiếm hơn một nửa Bộ Chính trị; đồng thời, nắm giữ ghế Thường trực Ban Bí thư là tướng quân đội. Tô Lâm muốn vung gươm kết liễu sự nghiệp chính trị của ông già đang thoi thóp, cũng không dễ dàng.

Liệu vụ Ciputra được thổi bùng bởi Tô Lâm, hay bị ép chìm xuồng bởi bàn tay ông già đang nằm trên giường bệnh? Hãy chờ xem!

 

Trần Chương – Thoibao.de