Chủ tịch Võ Văn Thưởng sẽ chấm dứt sự nghiệp tàn ác của Nguyễn Hòa Bình như thế nào? (phần 1)

 

Thời gian gần đây truyền thông và mạng xã hội liên tiếp đưa tin về Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông Nguyễn Hòa Bình liên tục đưa ra các tuyên bố khẳng định, toà án các cấp trong những năm gần đây, việc xét xử các vụ án bảo đảm đúng người, đúng tội và chưa phát hiện trường hợp kết án oan người vô tội, hoặc bỏ lọt tội phạm.

Mới nhất, ngày 6/11, khi trình bày Báo cáo về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa 14, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình, lại một lần nữa khẳng định rằng: “… việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm nghiêm minh, đúng người, đúng tội, chưa phát hiện trường hợp kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.”

Việc Chánh án Bình liên tục xuất hiện với cùng một nội dung “phân bua” không có án oan, với một tần suất dày đặc bất thường, có liên quan gì tới việc, Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị hay không?

Theo báo Nhân Dân ngày 8/11 đưa tin , bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023, “về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”. Nghĩa là, việc vi phạm của các cơ quan: Công an, Viện Kiểm sát và Tòa án các cấp, trong các hoạt động tư pháp, sẽ chính thức nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ và bài bản hơn.

Phản ứng của dư luận đã hoan nghênh và cho rằng, Quy định 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị, là quy định hết sức cần thiết trong bối cảnh, một bộ phận công chức trong các cơ quan tư pháp có nhiều biểu hiện lộng quyền, tham nhũng, tiêu cực, nhưng không bị kiểm soát và trừng trị. Trong khi, các công chức, quan chức khác, khi vi phạm pháp luật thì bị xử lý bởi các cơ quan tư pháp, nhưng đến khi các công chức, quan chức trong ngành tư pháp vi phạm pháp luật, thì lại cũng chính họ, cùng với các cộng sự sẽ tự xử lý với nhau, dẫn tới bất chấp quy định của pháp luật.

Vụ án Bưu điện Cầu Voi xảy ra ở tỉnh Long An, liên quan đến tử tù Hồ Duy Hải, là một ví dụ điển hình. Một thời gian dài, dư luận trong nước và các tổ chức quốc tế cùng liên tục lên tiếng cho tử tù Hồ Duy Hải. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã có kháng nghị, yêu cầu điều tra lại theo trình tự Giám đốc thẩm, đồng thời Ủy ban Tư pháp Quốc hội cũng có ý kiến yêu cầu phải xem xét lại vụ án này.

Vậy mà, ngày 8/5/2020, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam, do Chánh án Nguyễn Hòa Bình đứng đầu, tuyên giữ nguyên bản án tử hình đối với “tử tù oan” Hồ Duy Hải, tại phiên xử theo thủ tục Giám đốc thẩm.

Ông Nguyễn Hòa Bình đã thừa nhận, quá trình điều tra vụ án của Công an tỉnh Long An, với các vật chứng quan trọng là con dao và cái thớt mà hung thủ sử dụng để gây án, được thu tại hiện trường, song nhân viên điều tra đã “sơ suất” tiêu hủy, rồi đi mua ngoài chợ về để đưa vào hồ sơ của vụ án. Vậy mà, Chánh án Bình cho rằng, việc đó “… tuy có sai sót nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án”.

Công luận thấy rằng, đây có lẽ là lý do vì sao, ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam được cho là “có tật giật mình”, và Chánh án Nguyễn Hòa Bình đã nói dối Quốc hội và nhân dân.

Hay mới đây, ngày 22/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa bất ngờ ra quyết định thi hành án tử hình đối với tử tù Lê Văn Mạnh – một tử tù đã có 18 năm kêu oan – bất chấp các phản ứng của dư luận trong nước và cộng đồng quốc tế.

Sau khi gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng nhận được thông báo thi hành án, của Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng, về việc thi hành án tử hình đối với Chưởng, Luật sư Lê Văn Hòa, đã vận động cộng đồng gửi đơn và tin nhắn tới Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các ban ngành, về việc này.

Được biết, Luật sư Lê Văn Hòa là Giám đốc “Công ty Luật Trách nhiệm Hữu hạn VH và Cộng sự”, thuộc Đoàn luật sư Hà Nội, nguyên Vụ trưởng Ban Nội chính Trung ương.

Khi đó, Luật sư Hòa viết trên trang Facebook cá nhân cho biết: “Chủ tịch nước [Võ Văn Thưởng] đã nhận tin nhắn và đang có chỉ đạo giải quyết”.

Để biết Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có vai trò thế nào liên quan đến Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023, về việc kiểm soát quyền lực của các cơ quan tư pháp nói chung, và cá nhân ông Chánh án đầy tai tiếng Nguyễn Hòa Bình nói riêng, mời quý vị theo dõi tiếp phần hai./.

Trà My – Thoibao.de